Di tích Lăng Tân Lý Sơn, nơi lưu giữ xương cá Voi lớn nhất Việt Nam

” Lăng Ông thánh độ vững như sơn

Yếu điểm trung tâm nghĩa với nhơn (nhân)

Một dạ tu bồi hằng giữ pháp

Hai tay đắp lũy để đền ơn”.

Với người dân xứ đảo tiền tiêu, Cá Voi được người dân sùng kính như Vị Thần biển cả. Nếu kể ra thì không hiếm những câu chuyện cá Ông hay cá Voi “theo cách gọi sùng kính của người dân nơi đây”  đã xuất hiện cứu người vào những giây phút cuối để đưa họ về với quê hương, gia đình trong cơn hoạn nạn giữa biển khơi.

Huyện đảo Lý Sơn có hàng chục lăng, vạn thờ tự Cá Voi theo nghi thức tín ngưỡng dân gian và mang đậm nét văn hóa miền biển đảo. Lăng Tân (còn gọi là Sở Đại dương) nằm ở đảo Lý Sơn thuộc xã An Vĩnh, Lý Sơn đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia là một nơi lưu giữ nhiều bộ xương cá voi lâu đời, có kích cỡ to lớn nhất Việt Nam.

Tục thờ cá Ông của người Lý Sơn -0

Đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi dẫu chỉ là một chấm nhỏ trên bản đồ đất nước ta và lại càng nhỏ bé hơn trên bản đồ biển cả mênh mông giữa đại dương. Nhưng ở đó, có những câu chuyện huyền tích về những con người can trường với biển cả và ở đó có những câu chuyện được đời này nối đời kia kể cho nhau nghe về một loài cá được sùng kính như Thần. Ngay cả khi chết đi hay hình hài còn lại, cũng được tiễn đưa, thờ cúng bằng những nghi thức trang trọng nhất.

Đối với người dân Lý Sơn, biển là nguồn sống, là nơi cưu mang những con người mưu sinh bằng nghề đánh bắt hải sản. Bởi vậy, đời sống văn hóa, tín ngưỡng của họ gắn liền với biển. Không chỉ có Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, ở đây còn rất nhiều di sản văn hóa biển, đảo độc đáo, lạ thường mà khi người nơi khác bắt gặp sẽ bỡ ngỡ, không quen. Dọc dài ven biển cả nước, ở các làng chài đều có lăng thờ cá Ông, nhưng không nơi nào có mật độ dày đặc và sự sùng bái nhiều như ở Lý Sơn. Cuộc sống nơi đầu sóng ngọn gió với nhiều hiểm nguy, vì thế tục thờ cúng cá Ông đã ăn sâu trong tâm thức của người dân đất đảo, đặc biệt là với ngư dân.

6.jpg -0

Đến với Lý Sơn không chỉ được chiêm ngưỡng bộ xương cá Ông được xem là lớn nhất Việt Nam hiện nay, du khách còn hiểu hơn văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông của cư dân làng chài trên đảo. Dự án phục dựng 2 bộ xương cá Ông Lăng Tân có tổng vốn đầu tư trên 14 tỉ đồng (bao gồm Nhà trưng bày cá Ông). Hai bộ xương cá Ông có niên đại từ khoảng 250 – 300 năm tuổi, được phong tước là Đồng Đình Đại Vương và Đức Ngư nhị vị tôn thần. Chiều dài mỗi bộ xương lần lượt 18m, 22m, cao gần 4m. Cá Ông ở đây chính là cá voi lưng xám mà theo ngư dân chính là thần Nam Hải. Dù cá Ông được thờ cúng nhiều nơi, nhưng chưa có nơi nào như ở đảo Lý Sơn lại có nhiều “Ông lớn” và được thờ tự long trọng, kính cẩn đến như vậy.

Theo các nhà nghiên cứu, đây là bộ xương cá Ông lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Các bậc cao niên trên đảo cho biết, lăng Tân nguyên thủy được xây dựng khoảng năm 1840 nhiều người sinh ra và lớn lên ở huyện đảo nhỏ này đều đã thấy nó từ xưa, bộ xương cá Ông thờ cúng ở đây cũng có niên đại từ đó. Trước khi ra quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đánh bắt hải sản, ngư dân đều đến lăng cá Ông thắp hương, cầu mong và khấn vái cá Ông phù hộ mong cho phiên biển được bình an, xuông sẻ, tàu về tôm, cá đầy khoang.

Huyện Lý Sơn hiện có 7 lăng thờ cá Ông, mỗi nơi có hàng chục bộ xương hay còn gọi là “Ngọc Cốt” có niên đại từ vài chục năm đến hơn 300 năm tuổi. Hiện địa phương đang tập trung khai thác sản phẩm du lịch từ bộ xương cá Ông, sản phẩm mới lạ để làm phong phú sản phẩm du lịch địa phương hiện nay, tại thời điểm mà du lịch Lý Sơn đang phục hồi mạnh mẽ. Giờ đây, người làm du lịch trên đảo có thêm điểm mới để giới thiệu với du khách khi đến thăm qua đảo. Những ngày cuối tuần, ngày lễ Nhà trưng bày bộ xương cá Ông Lăng Tân đón hơn 1 nghìn du khách đến tham quan ra vào tấp nập và để lại cho mọi người nhiều dấu ấn, ấn tượng.

Bộ xương cá ông có niên đại gần 300 năm được phục dựng thành công

Đối với tâm linh của các ngư dân, cá Ông là một vị thần của Biển Đông được nhân dân sùng bái, người dân hay truyền miệng với nhau rằng cá Ông chính là mảnh pháp y (áo choàng sau lưng) của Phật Quan Thế Âm quăng xuống biển để cứu giúp cư dân vùng biển trong cơn giông tố giữa biển khơi nghìn trùng. Vì thế, tục thờ cúng cá Ông đã ra đời nhằm cầu an cho các ngư thuyền ra khơi và mong được mẻ cá lớn. Tục này thời các chúa Nguyễn đã thành lệ, theo lệ thì dân chài ai phát hiện được cá Voi mắc cạn, thì có bổn phận chôn cất và để tang Ông như để tang chính cha mẹ mình. Xác cá Ông được đem tắm với rượu rồi liệm bằng tấm vải đỏ. Dân làng còn lấy giấy đỏ đắp vào miệng cá thấm lấy nước dãi, xong đem phơi khô rồi đốt thành tro để chữa bệnh hen suyễn. Xác cá được mai táng trong đụn cát gần biển. Người phát hiện ra cá voi mắc cạn thì được nhân dân tôn sùng, kính trọng và dưới triều nhà Nguyễn còn được miễn sưu dịch 3 năm.

Trên đây là những kiến thức nhà OLVIS dung nạp được từ các nguồn khác nhau với mong muốn đem lại cho các độc giả hiểu hơn về tục thờ cá Voi của người dân đảo, mong tất cả các ngư dân trên mọi miền tổ quốc luôn bình an, thuận lợi trong các chuyến ra khơi.

Lý Sơn: Phục dựng thành công 2 bộ xương cá voi hơn 300 tuổi

Trên đây là những hiểu biết mà nhà Olvis muốn giới thiệu đến tất cả mọi người. Với mong muốn mang đặc sản Lý Sơn đi quảng bá với tất cả mọi người trên mọi miền Tổ Quốc, Công ty TNHH OLVIS VIỆT NAM có xưởng sản xuất nằm tại đảo Lý Sơn, có thương hiệu OLVIS luôn mang đến cho quý khách hàng sản phẩm tốt nhất với các loại decor mang đậm màu sắc riêng và cho khách tham quan, khám phá quá trình sản xuất một cách công khai. Mọi người muốn mua sản phẩm chính gốc Lý Sơn hãy liên hệ cho bên mình để mua với giá ưu đãi nhé.

Hotline: 0934193522 – 0974500554

Facebook: https://www.facebook.com/phuongtoiolvis

Shopee: Tỏi Lý Sơn chính gốc OLVIS, Cửa hàng trực tuyến | Shopee Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *