Chùa Hang còn có tên dân gian là “Chùa Không Sư” hay Thiên Khổng Thạch Tự nằm về hướng Đông Bắc của Đảo Lý Sơn. Sở dĩ gọi là chùa Hang vì chùa nằm trong một hang đá lớn trong hệ thống hang động ở Lý Sơn. Đây được xem như là một tác phẩm đá điêu khắc mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho người dân nơi đây.
Liền sau đó, đến thời kỳ biển thoái, mực nước biển rút xuống và để lộ ra những hang đá mà con người và các động vật trên cạn có thể sử dụng làm nơi cư trú. Những ghi chép của nhà khảo cổ học người Pháp H. Parmentier , rằng trong dân gian và một vài dấu tích ít ỏi còn lại cho thấy chùa Hang vốn đã là một hang đá mà người Chăm sử dụng làm nơi cư trú hoặc thờ tự trước khi người Việt đặt chân lên đảo Lý Sơn. Gia phả và lời di huấn của các dòng họ đầu tiên khai phá làng An Hải cho biết, cách nay chừng 4 thế kỷ, thời vua Lê Kính Tông, ông Trần Công Thành cùng các vị tiền hiền làng An Hải là những người đề xướng việc sửa sang, mở rộng hang đá, biến nơi đây thành ngôi chùa thờ Phật. Về sau, hậu duệ họ Trần đưa thêm linh vị của các bậc tiền hiền làng Lý Hải vào chùa để thờ phụng.” Điều này, thêm một lần nữa cho thấy sự kết hợp, hòa đồng giữa giáo lý, nghi lễ Phật giáo với tín ngưỡng thờ thần hoàng, thờ tổ tiên ở các đền chùa của người Việt.
Chùa có một lối đi duy nhất bên phải hang, và nằm sâu trong hang núi đá, chiều dài khoảng hơn 35m và còn sâu bên trong hang núi nữa nhưng được rào lại để tránh người tham quan đi sâu vào trong dẫn đến thiếu khí, và chiều rộng khoảng chừng 30m, có hình dáng như hàm con ếch, ngoài cao (khoảng 10m) trong thấp dần đến khi chạm đất.
Ở đây vừa là nơi thờ Phật, vừa là nơi thờ các vị tiền hiền đã góp công khai hoang, dựng xây các làng xóm trên đảo, các bệ thờ được tạo ra từ các nhũ đá tự nhiên, được gia công tinh tế, một số bệ thờ đá còn mang đậm nét kiến trúc độc đáo của người Chăm Pa xưa, đó là những vết tích còn lại của việc người Chăm từng ở đây. Đó cũng là những nét độc đáo của ngôi chùa này.
Phía trước chùa có một khoảng sân rộng trồng nhiều cây xanh mang lại không gian trong lành nơi để lại nhiều ấn tượng nhất với nhiều du khách ghé thăm nơi đây, Xa hơn nữa là tượng phật hướng mặt ra biển với ý hướng xa ra biển đông, mang lại nhiều may mắn cho ngư dân nơi đây và dưới tượng phật là bờ hồ hoa sen bảo vệ quanh chân phật .
Phía trước tượng phật là bờ cát trắng xóa và bãi biển xanh mướt có thể lặng ngắm san hô,tắm biển, và buổi chiều có thể ngắm hoàng hôn đỏ rực phản chiếu dưới dòng nước cùng những bãi đá đen trầm tích của núi lửa còn lại ở đây sẽ để lại nhièu ấn tượng khó quên trong lòng mọi người tại đấy ạ.
Mặc dù đã có bàn tay thạo tác của con người, cảnh trí nơi đây vẫn giữ được nét nguyên sơ và bản sắc tôn giáo vốn có. “Ngôi chùa mang ý nghĩa tâm linh cao ở đây, người dân thường đổ về đây cầu nguyện, cầu cho gia đình làm ăn có kết quả, bạn bè, bản thân hay cầu có con cái,…”.Thường vào những ngày mùng 1, 15 hay 30 người dân ở đây thường ghé thăm chùa để thắp hương, cầu may mắn và đem đồ cúng lễ chùa. Những ngày này, hương khói bay nghi ngút khi bạn ngửi mùi hương trầm từ bạn thờ, bạn sẽ có cảm giác như đang ở trong 1 thế giới huyền ảo, kì bí. Xung quanh Chùa Hang có các vách đá tự nhiên. Khi du khách đứng trong Chùa Hang sẽ nghe được tiếng của các hạt nước rơi ti tách từ nhũ đá. Khí hậu trong Hang vô cùng dễ chịu. mùa hè thì mát mẻ, màu đông thì ấm áp.
Như mọi ngôi chùa thờ Phật khác, số người đến hành lễ, cầu Phật đông nhất ở chùa Hang là vào dịp Nguyên đán, Nguyên tiêu, Phật đản, Vu Lan, các ngày sóc, vọng , ngày vía Phật, Bồ Tát…Đặc biệt, bà con ngư dân Lý Sơn dù có là tín đồ nhà Phật hay không cũng đến đây hành lễ rất long trọng, nghiêm cẩn vào các ngày vía Bồ Tát Quan Thế Âm hoặc “đặc biệt nhất” là trước khi bước vào mùa đánh cá (mùa mở biển).
Một trong số những truyền thuyết lưu truyền phổ biến trong cộng đồng cư dân vùng biển, kể rằng: “Bồ tát Quan Thế Âm thường vân du khắp nơi, từ trên đất liền ra biển cả để thấu cảnh chúng sinh. Trong một lần tuần du Đại Hải, nhìn những sinh linh khổ ải bị chết chìm ngoài biển khơi vì bão tố, lòng ngậm ngùi thương xót, ngài đã xé chiếc áo cà sa của mình làm muôn mảnh nhỏ thả trên mặt biển rồi hoá phép biến những mụn vải ấy thành loài cá cứu người. Để tăng thêm sức vóc cho loài vật thay mình cứu độ chúng sinh, Bồ tát Đại từ Đại bi mượn bộ xương của ông Tượng trên rừng ban cho bầy cá đó, khiến chúng có vóc dáng to lớn và sức mạnh như voi rừng, nên có tên gọi là cá Voi.” Sau thấy cá Voi to lớn di chuyển chậm chạp, mỗi khi có nạn tai xảy ra ở nơi xa, khó bề đến kịp, Quan Thế Âm Bồ tát liền ban cho chúng phép để lội thật mau, hầu làm cho tròn trách nhiệm cứu vớt người lâm nạn.
Chùa Hang ở Lý Sơn đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia tại Quyết định số 921/QĐ-VH ngày 20/7/1994.
Chùa Hang một điểm tham quan đến không thể bỏ lỡ ở Lý Sơn, nó không chỉ mang nhiều ý nghĩa đối với người dân đất Đảo mà còn là một điểm đến mang lại sự tĩnh lặng, an yên, giúp chiêm nghiệm và biết nhiều hơn nữa các địa điểm nổi tiếng khắp đất nước cho nhiều du khách. Viếng cảnh chùa, ngắm những nhọn núi lửa đang ngủ yên giữa biển khơi, thăm và trải nghiệm cuộc sống ở những làng chài, lưới cùng những cánh đồng xanh mơn mởn,.. Đó là những trải nghệm thú vị , để lại ấn tượng khó quên đối với nhiều du khách khi đến với đảo Lý Sơn.