Tháng ba Lý Sơn Khao lề thế lính Hoàng Sa

Cho đến nay, người dân Lý Sơn vẫn còn lưu truyền câu ca:

Hoàng Sa trời nước mênh mông

Người đi thì có mà không thấy về

Hoàng Sa mây nước bốn bề

Tháng ba khao lề thế lính Hoàng Sa”.

Tương truyền, mỗi người lính trong đội Hoàng Sa khi đi làm nhiệm vụ phải chuẩn bị cho mình một đôi chiếu, 7 nẹp tre và 7 sợi dây mây để nếu không may xấu số bỏ mạng trên biển thì sẽ dùng để bó xác và thả xuống biển. Từ thực tiễn mất mát hy sinh của nhiều lớp người đi làm nhiệm vụ tại 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, ở đây đã hình thành một nghi lễ mang đậm tính nhân văn của người dân Lý Sơn – cúng thế cho người sống để cầu mong người đi được bình an trở về quê hương. Vì vậy, có thể khẳng định nguồn gốc sâu xa của “lễ khao lề thế lính Hoàng Sa” ngày nay là nghi lễ “cúng thế lính” xưa của nhân dân làng An Vĩnh và các tộc họ trên đảo Lý Sơn để cầu bình an cho người lính Hoàng Sa trước khi họ xuất quân lên đường làm nhiệm vụ thiêng liêng.

Theo quan niệm của nhân dân, đội Hoàng Sa khi làm nhiện vụ trên biển luôn gặp nhiều rủi ro, thường chỉ có đi mà không có về, nên trong buổi tế người ta làm những hình người bằng giấy hoặc bằng bột gạo và dán giấy ngũ sắc, làm thuyền bằng thân cây chuối, đặt hình nộm lên để làm giả những đội binh thuyền Hoàng Sa đem tế tại đình, tế xong đem thả ra biển, với mong muốn đội thuyền kia sẽ chịu mọi rủi ro thay cho những người lính của đội Hoàng Sa khi ra đi được thuận lợi về mọi mặt, đồng thời tạo niềm tin và ý chí cho người lính hoàn thành nhiệm vụ theo lệnh vua. Về sau, khi đội Hoàng Sa không còn nữa, các tộc họ có người đi lính Hoàng Sa đã tự tổ chức tế lễ theo nghi thức xưa tại nhà thờ tộc họ của mình để tưởng nhớ và trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người Lý Sơn về sau.

Tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại đảo Lý Sơn

Tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại đảo Lý Sơn

Để chuẩn bị lễ khao lề, người ta làm 05 mô hình thuyền, các phẩm vật tế lễ, bài vị của các Cai đội Hoàng Sa và những binh lính trong đội, bài vị của các vị thần cai quản biển cả. Trước khi tổ chức lễ khao lề, Ban tế tự đình làng tổ chức lễ tế thần vào đêm trước và tổ chức lễ cầu an cho vong linh các chiến sĩ đội Hoàng Sa. Lễ khao lề được tổ chức ngoài sân đình và do các tộc họ cùng thầy pháp thực hiện. Ông Cả làng và các chức sắc trong làng tham gia làm bồi tế, với sự tham dự của hàng nghìn người dân trong huyện, du khách trong và ngoài tỉnh. Để thực hiện nghi lễ, người ta chuẩn bị 03 ban thờ đặt đồ tế như thịt heo, gà, muối, bánh khô…, bài vị các Cai đội và chiến sỹ Hoàng Sa. Trước các ban thờ là 05 mô hình thuyền câu (loại thuyền đội Hoàng Sa dùng đi biển). Sau khi thầy pháp thực hiện các nghi thức bắt ấn trừ tà, làm phép để an vị các vong linh chiến sỹ Hoàng Sa, là nghi thức đọc văn tế.

Tiếp theo nghi thức tế tại sân đình là nghi thức thả thuyền tế ra biển. Các thuyền tế được đưa ra ngoài biển khơi để thả trôi theo dòng nước, cầu cho vong linh những người lính trong đội Hoàng Sa xưa được siêu thoát và cầu mong cuộc sống yên bình cho mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Trong những năm gần đây, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được địa phương tổ chức khá long trọng, với sự tham gia đông đảo của nhân dân trên đảo Lý Sơn và nhiều địa phương khác trong tỉnh Quảng Ngãi, tạo nên một nghi lễ mang đậm nét nhân văn. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức kết hợp với các sinh hoạt văn hóa như: Hội hoa đăng, hát bội, múa lân, lễ rước và lễ hội đua thuyền tứ linh truyền thống.

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa góp phần phản ánh về lịch sử bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng Biển Đông, đặc biệt là chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của các binh thuyền đội Hoàng Sa – Trường Sa cùng thuỷ quân Hoàng Sa – Trường Sa. Nghi lễ tại đình làng An Vĩnh, đình làng An Hải và các tộc họ trên đảo Lý Sơn góp phần khơi dậy lòng yêu nước, còn bảo tồn các giá trị văn hóa của cha ông, giúp cố kết cộng đồng, giáo dục truyền thống cho các thế hệ con cháu Lý Sơn, Quảng Ngãi nói riêng và Việt Nam nói chung. Lễ vật và nghi thức cúng tế thể hiện sắc thái văn hóa riêng của cư dân Lý Sơn. Đây là nghi lễ gắn liền với lịch sử ra đời và hoạt động của đội Hoàng Sa, gắn liền với lịch sử chủ quyền lãnh thổ trên vùng biển Đông của nước ta. Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó của di sản văn hóa này, tháng 4/2013, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

 

Thiêng liêng lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Trên đây là những hiểu biết của Olvis muốn giới thiệu đến với tất cả mọi người những câu chuyện thú vị về đất Đảo, về con người nơi đây. Với mong muốn mang đặc sản Lý Sơn đi quảng bá với tất cả mọi người trên mọi miền Tổ Quốc, Công ty TNHH Volcano có xưởng sản xuất nằm tại đảo Lý Sơn, có thương hiệu OLVIS luôn mang đến cho quý khách hàng sản phẩm tốt nhất với các loại decor mang đậm màu sắc riêng và cho khách tham quan, khám phá quá trình sản xuất một cách công khai. Mọi người muốn mua sản phẩm chính gốc Lý Sơn hãy liên hệ cho bên mình để mua với giá ưu đãi nhé. 

Hotline: 0934193522

Facebook: https://www.facebook.com/phuongtoiolvis

Shopee: Tỏi Lý Sơn chính gốc OLVIS, Cửa hàng trực tuyến | Shopee Việt Nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *