Lễ hội Đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn – Di sản văn hóa đáng tự hào
Lễ hội Đua Thuyền Tứ linh ở Lý Sơn sẽ được diễn ra trong suốt 5 ngày từ ngày 4 đến ngày 7 là lễ đua thuyền tứ linh của hai xã mỗi xã 4 chiếc tự đua với nhau, sau đó ngày 8 là hai xã gộp lại đua với nhau có tổng 8 chiếc và cả hai xã cùng xem lễ hội vào dip Tết âm lịch hằng năm, Lễ hội được tổ chức sau khi đại diện các tộc họ trong làng đến Đinh làng làm lễ cáo xin phép mở Hội. Sau đó lễ hội sẽ mở mạc , mở ra hai cuộc đua truyền thống tại làng An Vĩnh và An Hải.
Lễ hội đua thuyền được tổ chức nhằm tri ân Tổ Tiên ngày trước có công khai hoang đất đảo, tưởng nhớ các anh hùng Đội Dân Binh Hoàng Sa – Trường Sa năm xưa đã giăng buồm ra khơi dựng bia cắm mốc chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời, các tộc họ trên đảo cũng cầu mong thần linh che chở, cầu mong mưa thuận, gió hòa, làng, xóm yên bình, mùa màng tươi tốt và mong cho năm đó biển được mùa, ăn nên làm ra.
Lễ hội đua thuyền Tứ Linh có tên như vậy bởi vì có 4 thuyền đua và được trang trí tượng trung như 4 con vật trong bộ tứ linh. Theo quan niệm tính ngưỡng của người Việt ta xưa nay, thì bộ tứ linh là Long, Lân, Quy, Phụng. Lễ hội thể hiện được nét sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân Lý Sơn.
Vào tháng 9 năm 2020, lễ hội đua thuyền Tứ linh ở Lý Sơn được Bộ Văn hó thể thao và du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Và đây đã trở thành niềm vui, niềm tự hào lớn đối với người dân đảo mỗi khi kể về ngày lễ lớn của huyện đảo. Là cơ hội để người dân tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị mà cha ông để lại gần 200 năm nay.
Lễ hội được tổ chức gồm 2 cuộc đua thi đấu, diễn ra tại 2 làng lag An Vĩnh và An Hải. Thời gian của hai cuộc đua này được tổ chức đồng thời cùng lúc. Mỗi cuộc đua sẽ có 4 thuyền đua tranh trong 4 ngày, sau đó cộng lấy kết quả và xét giải chung cuộc. Các thuyền được đổi đường đua mỗi ngày theo vị thứ. Ngày đầu thì cuộc đua là Long, Phụng, Lân, Quy; ngày 2 là Quy, Long, Phụng, Lân; ngày 3 sẽ là Lân, Quy, Long, Phụng; và ngày cuối cùng là Phụng, Lân, Quy, Long. Sau khi mỗi làng đã có đội thắng, thì sẽ diễn ra cuộc đua chung kết giữa hai làng là lễ đua 8 chiếc.
Trước đây thường mỗi đội đua có 15 người, đều là nam. Trong đội sẽ có đó 1 người chỉ huy, ngồi ở đầu thuyền; 1 tổng thương, 1 tổng lái và 12 tay chèo. Tổng thương là người ở giữa có nhiệm vụ tát nước; tổng lái ở cuối đuôi thuyền, là tay chèo lão luyện nhất, giúp giữ thăng bằng cho thuyền khi lướt ván. Do nhu cầu tham quan hiện nay, nên bây giờ mỗi thuyền thường có tới 22- 24 người.
Theo quan niệm của các bậc cao niên ở đây, nếu đội thuyền Long về nhất thì năm đó kinh tế sẽ có sự thay đổi và phát triển. Còn nếu thuyền Lân về nhất thì sẽ có sự thay đổi và phát triển về mặt xã hội. Thuyền Quy về nhất thì người dân làm ăn thuận lợi về nghề biển và cả nông nghiệp. Nếu thuyền Phụng về nhất thì cả nghề nông lẫn nghề biển đều cực kỳ phát đạt.
Lễ hội đua thuyền tứ linh không chỉ là môn thể thao thi đấu, để các chàng trai thể hiện tài năng và rèn luyện điều khiển ghe thuyền trên biển. Nó còn thể hiện nét văn hóa truyền thống dân gian, mang đậm bản sắc cư dân biển. Nét đẹp truyền thống ấy được thể hiện qua không khí sôi nổi, náo nhiệt khắp một vùng biển, tiếng reo hò cổ vũ của người dân Lý Sơn.
Qua lễ hội đua thuyền ở Lý Sơn cho ta thấy những giá trị văn hóa độc đáo. Đi cùng những trải nghiệm vui chơi giải trí, là biểu dương sức mạnh của tinh thần tình làng nghĩa xóm, tình yêu quê hương, tình yêu biển đảo của người dân nơi đây.
Trên đây là những thông tin chi về lễ hội đua thuyền Tứ linh ở Lý Sơn – Quảng Ngãi mà OLVIS cung cấp cho bạn. Hi vọng với những chia sẻ trên bạn hiểu hơn về nét đẹp văn hóa ở nơi đây. Nếu có cơ hội du lịch Lý Sơn vào những ngày đầu xuân bạn nên cùng người dân tham gia, để có chuyến du xuân thú vị khác với mọi khi nhé.